Tượng Gỗ Phong Thủy Tứ Linh

Tượng Gỗ Phong Thủy Tứ Linh Gỗ Hương Gia Lai Nguyên Khối

Chi tiết

Tượng Gỗ Phong Thủy Tứ Linh Gỗ Hương Gia Lai Nguyên Khối.

Tượng Tứ Linh Nhắc đến “Tứ Linh” thì chắc hẳn ai cũng biết ngay đến bốn linh vật Long – Lân – Quy – Phụng, những linh vật từ lâu đã chiếm vai trò không hề nhỏ trong đời sống tinh thần của con người. Tứ Linh là biểu trưng của vẻ đẹp cao sang, phú quý, đồng thời cũng là vật phẩm có giá trị phong thủy cao, đem lại rất nhiều lợi ích cho người chủ.

Chính vì thế mà có không ít người tìm mua tượng Tứ Linh hoặc nhiều loại vật phẩm phong thủy khác liên quan đến Tứ Linh để bài trí trong nhà hoặc nơi làm việc, hoặc coi tượng Tứ Linh là tặng phẩm phong thủy hết sức đặc biệt. Nguồn gốc và ý nghĩa phong thủy của Tứ Linh Như đã nói ở trên, Tứ Linh bao gồm 4 loài vật quý là Long – Lân – Quy (Rùa) – Phụng (Phượng), theo truyền thuyết, biểu tượng Tứ Linh chính là bắt nguồn từ bốn linh thần Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Bốn linh thần này là tượng trưng cho đất trời, là hiện thân của 4 nguyên tố quan trọng: nước, lửa, đất và gió, mỗi linh thần sẽ cai quản và canh giữ 7 trong số 28 chòm sao chiếu mệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và vạn vật. 1. Long (Rồng) Đứng đầu trong Tứ Linh, cũng là linh vật mang quyền năng tối cao hơn các loài vật khác, Rồng được xem là con vật của trời. Dân gian quan niệm Rồng chính là sứ giả để con người gửi gắm những ước nguyện về cuộc sống như cầu mưa thuận gió hòa, cầu bình an, cầu phồn thực,…. Chính vì thế mà người ta tin rằng mỗi lần Rồng xuất hiện sẽ mang đến những điều tốt lành, đại cát đại lợi cho con người. Nói đến nguồn gốc của Rồng, có rất nhiều truyền thuyết và câu chuyện khác nhau, nhiều người còn cho rằng Rồng không phải là một con vật có thật, mà chỉ là sản phẩm của trí tượng tượng, hoặc niềm tin của người xưa. Hình tượng Rồng là sự kết hợp của thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt chim ưng, sừng hươu và vẩy cá.

Lí giải cho hình tượng này là do khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc Trung Nguyên, người đã kết hợp linh vật tổ của mình với linh vật của các bộ tộc khác, tạo nên hình tượng Giao Long và Rồng trở nên phổ biến từ ấy. Trong văn hóa Việt Nam, Rồng là biểu trưng cho dòng giống cao quý của dân tộc, cũng là chủ quản nguồn nước, mang đến sức sống mãnh liệt và mùa màng tốt tươi. Rồng còn mang những đặc điểm hình dáng hết sức thú vị và ý nghĩa như: Thân mình uốn lượn hình Sin gồm 12 khúc, mỗi khúc tượng trưng cho 1 tháng trong năm, sự uốn lượn mềm mại và nhấp nhô chính là biểu trưng của sự biến đổi thời tiết, thiên nhiên và mùa màng. Miệng Rồng ngậm hạt Minh châu – là biểu trưng của tính nhân văn, trí thức và lòng cao thượng. Đầu Rồng luôn ngước lên thể hiện cho tấm lòng của người Việt luôn vị tha, giàu lòng bác ái và cao thượng. Nhưng xét đến khía cạnh phong thủy thì Rồng lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Rồng là đại diện cho quẻ Chấn, mang lại Dương khí cùng với ý chí kiên cường, mang công danh, tài lộc và quyền lực đến cho người chủ. 2. Lân Là linh vật được biết đến thứ 2 sau Rồng, Lân cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng và quan niệm của dân gian, bởi sự xuất hiện của Lân là báo hiệu của điềm lành, báo hiệu cho thịnh vượng thái bình sắp tới. Theo tương truyền, Lân ban đầu là một loài quái thú từ dưới biển lên bờ, chuyên phá hoại mùa màng vật chất không cho con người làm ăn. Sau này được Đức Phật Di Lặc hóa thân thành ông địa và thuần phục, Lân đã biến thành một con thú hiền lành, thường xuyên giúp đỡ con người. Vì thế mà ngoài tên gọi Lân, linh vật này còn được gọi là Nhân thú tức (nghĩa là con thú chuyên làm việc thiện giúp đời). Sau này cứ vào mỗi mùa tết và trung thu Ông địa lại đưa Lân xuống múa mua vui và thăm hỏi mọi người. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Về sau, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân là tên gọi của con cái, còn con đực gọi là Kỳ nên loài này được gọi chung là Kỳ Lân. Lân có dung mạo kì dị và cũng là một sản phẩm từ trí tưởng tượng của con người mà ra. Theo mô tả, Lân là con vật có đầu nửa rồng nửa thú, thuộc loài nai, mình vằn, đuôi giống như đuôi trâu, trên đầu thường có 1 sừng. Thân kỳ Lân giống Hươu nhưng có vảy khắp người, chỉ ăn cỏ và thần thái vô cùng sinh động. Xét về đặc điểm phong thuỷ, Lân là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa ngôi nhà, miệng há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà, nhất là khả năng hoá giải hung khí khi đối diện với cửa nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, góc nhọn, đường vòng chiểu thẳng vào nhà. 3. Quy Trong số bốn loài vật thuộc bộ Tứ Linh, chỉ có duy nhất Quy (Rùa) là con vật có thật trong tự nhiên. Rùa là một loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và khả năng sống trong một thời gian mà không cần tới thức ăn, vì thế nên Rùa thường được ví với tinh thần thanh cao, thoát tục.

Trong phong thuỷ, Rùa được xem là hội tụ của trời đất – âm dương: Rùa có bụng bằng tượng trưng cho mặt đất (âm), mai khum vòng tượng trưng cho vòm trời (dương). Rùa là biểu trưng cho sự trường thọ, sống lâu, biểu trưng cho sự vững chắc trong công việc, trên con đường công danh. 4. Phụng (Phượng) Phượng được bắt nguồn từ nền văn hóa của Trung Hoa, được ví là loài chim đẹp nhất trong các loài chim. Trong nền văn hóa của các nước phương Đông, Phượng là một trong những linh vật tối cao sánh ngang với Rồng. Phượng tượng trưng cho vẻ đẹp, sự cao quý, tình yêu thương của người mẹ và ẩn chứa một sức mạnh huyền bí. Do đó Phượng hoàng đại diện cho Hoàng Hậu hay các phi tần sánh bên Rồng đại diện cho Vua. Phượng hoàng cũng là một linh vật trong truyền thuyết được hình tượng hóa trong đời sống tâm linh. Phượng được miêu tả có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vảy cá chép, móng chim ưng và đuôi công với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế Phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực, nó biểu thị cho đức hạnh, vẻ duyên dáng và thanh nhã. Theo truyền thuyết Phượng hoàng xuất hiện trong thời kỳ hòa bình thịnh vượng do đó người ta thường trưng bày hình tượng Phượng hoàng để hiện quyền lực, sức mạnh và cầu thịnh vượng. Rồng mang yếu tố dương và tượng trưng cho vua chúa, Phượng hoàng mang yếu tố âm tượng trưng cho hoàng hậu. m dương hòa hợp tức là rồng và phượng quấn quýt lấy nhau, do đó hình tượng rồng phượng được người dân Trung Quốc cho là đại diện của hạnh phúc giữa chồng và vợ. Do đó trong các đám cưới tại Trung Quốc người ta thương trang trí hình ảnh rồng phượng để cầu chúc hạnh phúc. Cách bài trí tượng Tứ Linh bằng đá hợp phong thuỷ tứ linh Cũng như nhiều vật phong thủy khác, tượng Tứ Linh nên được bài trí trong phòng khách, phòng làm việc hoặc văn phòng để phát huy được tác dụng phong thuỷ là mang đến những điều đại cát đại lợi cho gia chủ. Hình tượng Tứ linh là một khối thống nhất, không thể tách rời. Tùy vào những lý do về tuổi tác, hướng nhà, mục đích phong thủy,… sẽ có cách đặt tượng khác nhau. Tuy nhiên để đạt được nhiều điều cát lợi thì gia chủ nên lưu ý những điều dưới đây. Vị trí đẹp nhất để đặt tượng là mặt bàn, bàn uống nước với phòng khách, bàn làm việc hoặc một chiếc bàn cao dùng để đặt tượng lên. Làm sao chủ nhà đảm bảo được độ cao của chiếc bàn hơn 1m, ngang tầm của người chứ đừng quá thấp hoặc quá cao thì sẽ không đẹp. Tượng Tứ Linh có thể được đặt đối diện hoặc hơi chếch chéo với cửa chính hoặc cửa sổ, đảm bảo góc cạnh và khi nhìn vẫn có thể nhìn được tổng thể. Không nên đặt tượng ở vị trí thờ cúng hoặc phòng cá nhân sẽ không tốt cho phong thủy, cuộc sống không thuận hòa như mong đợi. Tuyệt đối không đặt tượng ở phòng em bé bởi chúng sẽ làm cho em bé sợ hãi, khóc và mơ mị nhiều không tốt. Trên đây là những thông tin về tượng Tứ Linh mà các bạn nên nắm được khi muốn bài trí tượng trong gia đình.

Sau khi đã nắm được nguồn gốc và ý nghĩa phong thuỷ của tượng Tứ Linh, bạn có thể lựa chọn loại tượng phù hợp với sở thích và mục đích của mình.

GỖ MỸ NGHỆ NHẤT HƯNG

Địa chỉ: 10/6 Võ Thị Thừa, Kp.3, P.An Phú Đông, Q.12, Tp.HCM

Hotline: 0914 950 959